Tổng Quan Về Hệ Thống Xử Lý Nước Thải

Sơ đồ công nghệ hệ thống sử lý nước thải công nghiệp

Sơ đồ công nghệ hệ thống sử lý nước thải công nghiệp

Đối với các công ty doanh nghiệp sản xuất thì nước thải là khâu cuối cùng trong chuỗi sản xuất của nhà máy.  Hệ thống xử lý nước thải được thiết kế khác nhau phù thuộc vào lĩnh vực sản xuất của mỗi doanh nghiệp . Nhưng đều hướng tới một mục tiêu chung đó là đưa sản phẩm nước đầu ra đạt tiêu chuẩn, an toàn cho hệ sinh thái môi trường theo qui định được ban hành.

Một hệ thống xử lý nước thải phù hợp với doanh nghiệp đảm sẽ vừa bảo được yếu tố nước thải đầu ra cũng như tiết kiệm nhiều chi phí cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn đầu tư hệ thống xử lý nước thải của đơn vị mình.

Vậy hệ thống xử lý nước thải là gì và nó hoạt động như thế nào?

Hệ thống xử lý nước thải được lựa chọn chủ yếu dựa vào qui định chất lượng nước đầu ra của doanh nghiệp. Cùng nhà xưởng xanh tìm hiểu về vấn đề này dưới đây.

Hệ Thống Sử Lý Nước Thải Là Gì ?

Hệ thống xử lý nước thải ( Wastewater Treatment System ) được hiểu cấu tạo bới một số thiết bị có công nghệ chuyên biệt nhằm đáp ứng giải quyết lượng nước thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Việt Nam.

Các đơn vị doanh nghiệp có thể xem và tải tài liệu về tiêu chuẩn nước thải ở tất cả các ngành nghề ở phía dưới bài viết.

Một hệ thống xử lý nước thải đạt yêu cầu được đánh giá bởi 4 yếu tố chính:

  1. Hệ thống xử lý nước thải  đảm bảo được tiêu chuẩn của bộ tài nguyên và môi trường.
  2. Tiết kiệm chi phí thiết kế thi công , dễ vận hành thao tác.
  3. Thuận lợi cho việc sửa chữa, bảo trì định kỳ hàng năm.
  4. Có thể nâng cấp hệ thống dễ dàng. ( nếu có thay đổi về tiêu chuẩn nước thải & thay đổi về mặt hàng sản phẩm của Công Ty)

Đối với các doanh nghiệp nên lựa chọn tham khảo chi tiết về tiêu chuẩn nước thải đầu ra của đơn vị. Để có những lựa chọn mô hình sử lý nước thải phù hợp. Giảm thiểu tối đa chi phí xây dựng.

Cấu Tạo Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Đơn Giản Hiện Nay

Cấu tạo của một hệ thống nước thải đơn giản hay phức tạp phụ thuộc vào nhiều yêu tố như:

  • Hệ thống nước thải dân sinh hay nước thải công nghiệp, bệnh viện.v.v
  • Hệ thống nước thải nguồn vào tính bazo hay axit.
  • Tiêu chuẩn nước thải tại mỗi vùng miền, quốc gia.

Nhưng nhìn chung một hệ thống sử lý nước thải sẽ gồm 5 phần chính:

  • Hệ thống tủ điều khiển ( Control Panel ): có nhiệm vụ điều khiển toàn bộ quá trình hoạt động của hệ thống. Có 2 dạng tủ điều khiển chính:Tự động là hệ thống được lập trình PLC cho các quá trình đóng ngắt mạch khi các thông số đạt giá trị cho phép ( áp lực bơm, chỉ số PH, Chỉ số CI )Thủ công người vận hành sẽ điều khiển các quá trình bằng công tắc On/Off trên tủ điều khiển.
  • Công đoạn xử lý thô: bao gồm việc tách phần rác thô, dầu mỡ, cát lắng đọng.
  • Công đoạn hóa học (Chemical Feed ): có tác dụng trung hòa ( PH ~ 7 ) tạo thành dạng muối nắng đọng.
  • Sử lý vi sinh ( Ffiltration ): công đoạn này dựa vào các vi sinh trong điều kiện thiếu khí để loại bỏ các thành phần ô nhiễm hữu cơ.
  • Lọc nước: Lọc lượng chất rắn còn sót lại tại 3 công đoạn trên trên. Mức độ lọc phù thuộc qui định nước xả thải ra môi trường. 

Trên đây là cấu tạo cơ bản của một hệ thống sử lý nước thải cơ bản nhất. Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất mà đơn vị doanh nghiệp có thể có hướng lựa chọn một mô hình phù hợp, hiệu quả.

Các bạn có thể xem video hiểu rõ hơn về hệ thống nước thải cơ bản:

Những Lợi Ích Của Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Đối Với Môi Trường Nước

Nguồn nước Cùng tìm hiểu 7 lợi ích hệ thống nước thải đối với môi trường nước.

  • Oxi sinh học ( Biochemical Oxygen Demand ) viết tắt BOD là lượng oxi tối thiểu cho các vi sinh phân hóa lượng hữu cơ thành những định dạng nhỏ hơn . Chỉ số BOD đánh giá mức độ ô nhiểm hữu cơ của nước thải.
  • Nitrates and Phosphates là thành phần giúp hệ phù du tảo, cỏ dại, sinh vật phù du phát triển mạch gây thiếu Oxi trong nước dẫn đến hiện tượng chết các sinh vật trên địa bàn.
  • Hóa chất tổng hợp: Những nghiên cứu cho thấy trong thành phần của nước thải có chứa nhiều hóa chất độc hại Diethylstilbestrol, Dioxin, PCB, DDT. Nếu không được xử lý nguồn nước này sẽ gây nguy hại rất lớn đối với sức khỏe con người.
  • Vi sinh gây bệnh (Pathogens): Tiêu diệt các tác nhân vi sinh gây bệnh trước khi nước thải ra môi trường.
  • Chất rắn hòa tan ( dissolved solids ) những chất rắn này gồm anion, cation, kim loại, khoáng chất hoặc muối được tìm thấy trong nước thải. Gây ra tác hại xấu đến nguồn nước, cây trồng.
  • Chất rẳn lơ lửng ( Suspended solids ) lượng chất rắn lơ lửng hòa tan vào nguồn nước gây thiếu Oxi trong nước, gây chết các vi sinh vật trong hệ sinh thái.
  • Metals là chất rắn khó tan thường thấy trong hệ nước thải công nghiệp ( tiện, phay, CNC ). Ảnh hưởng độc hại với môi trường và sức khỏe con người.

Các Quá Trình Chuyển Đổi Trong Hệ Thống Xử Lý Nước Thải

8 quá trình thường gặp cho 1 hệ thống xử lý nước thải bao gồm:

  1. Quá trình trung hòa: dựa vào đặc điểm PH của nước thải có tính Axit hay Bazo. Hệ thống sẽ bổ sung lượng NaOH hoặc H2SO4 để trung hòa thành các muối có gốc (NA+) (+SO4).- Giá Trị PH lúc này trong khoảng ( 6.5~8 ) tạo điều kiện cho công đoạn xử lý tiếp theo.- Giá trị PH được hiển thị đồng hồ đo trên tủ điều khiển thông qua giá trị Sensor PH đặt trực tiếp bể nước thải.
  2. . Keo tụ: Khi quá trình trung hòa hoàn thành. Nước sẽ được qua bề khoáng có thêm các chất Phèn và Polyalumin Clorua. Quá trình này giúp lắng đọng các chất rắn lơ lửng. Tạo thành các hạt giống như bông tuyết có thể nhìn thấy.
  3. Trầm Lắng: Sau phản ứng tạo bông tuyết ( bông bùn ) nước sẽ đi qua bể lắng. Quá trình này giúp ngưng đọng lớn lượng bùn có trong nước thải. Phía đáy bề là hệ thống bơm bùn có nhiệm vụ hút bùn qua máy ép bùn rồi đưa đến bãi rác hoặc tái sử dụng.
  4. Xử lý vi sinh kị khí : mục đích giải quyết các hệ thống ô nhiễm hữu cơ cao (COD > 2000mg/l). Quá trình trong môi trường không có Oxi các chất hữu cơ phức tạp sẽ được biến đổi thành hữu cớ đơn giản ( Đường, Amoni Acid ). Tiếp đó vi sinh hấp thụ biến đồi thành các chất acid béo dễ bay hơi, CO2, NH3, H2S, H2. Điều kiện cho quá trình ktj khí: – Không có Oxi.- PH 6.5~7.5.- Nhiệt độ ổn định.- Không chứa chất độc hại.
  5. Xử lý vi sinh hiếu khí: Ngược lại với quá trình trên các vi sinh sẽ tiếp tục phân hủy các chất trong điều kiện có Oxi ( áp dụng COD<2000 mg/l).-  Oxi được cung cấp bới hệ thống bơm thổi khí ( tùy thuộc vào thể tích bể để lựa chọn công xuất bơm phù hợp ). – Các vi sinh hiếu khí sẽ sinh trưởng hấp thụ, biến đổi các chất hữu cơ độc hại thành CO2, H20. Các sản phẩm chứa Nito, Lưu huỳnh sẽ thành các ion muối của chúng. Điều kiện cho quá trình hiếu khí lượng Oxi trong khoảng 2-4 mg/l.
  6. Quá tring lọc: Cho nước chảy qua bệ lọc để giảm thiểu tối đa lượng cặn bẩn, mùi hôi, giảm hàm lượng TTS. Có 2 dạng lọc hiện nay:  – Hệ thống lọc cát.- Hệ thống màng lọc (UF).
  7. Khử khuẩn: Tiêu diệt các vi sinh vật có thể gây hại cho môi trường.
  8. Phân phối điều tiết: Nước thải sau các quá trình trên có thể được tái sử dụng dựa vào nhu cầu của đơn vị. Đối với các khu công nghiệp nước sẽ được thu gom về hệ thống bể chứa nước thải KCN.

Các Phương Pháp Chính Trong Xử Lý Nước Thải

Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học

Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học ( Vật lý ). Giải quyết 60% các tạp chất không tan. Có thể phân hủy hữu cơ độc hại ( BOD ) ~20%.Cấu tạo đơn giản bao gồm:

  • Song chắn rác lọc các thành phần rác có kích thước to trong nước thải.
  • Lưới lọc tinh giúp lọc bỏ 60% lượng vật chất lơ lửng trong nước.
  • Bể điều hòa ổn đinh lưu lượng.
  • Bể lắng lần 1.
  • Bể lắng lần 2.

Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý

Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý. bao gồm 4 dạng chính:

  • Phương pháp trung hòa nhằm đưa chỉ số PH về khoảng 6.5 ~8.
  • Phương pháp trao đổi ion. Tách muối của các ion kim loại như Zn, Cu, Cr, Ni, Pb, Hg, Cd, Mn. Phương pháp này được sử dụng phổ biến hiện này, đem lại hiệu quả lớn trong việc làm sạch nước thải.
  • Phương pháp keo tụ tạo bông. Nhằm tách các hạt cặn có kích thước 0,001 m mà phương pháp cơ học khó thực hiện.
  • – Phương pháp công nghệ thẩm thấu. sử dụng các công nghệ điện tích, thấm thấu ngược, màng siêu lọc giúp lọc tối đa các chất bẩn độc hại có trong nước thải.

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Phương pháp vi sinh áp dụng khả năng phân hủy các chất hữu cơ độc hại nhờ vi sinh vật trong điều kiện kị khí hiếu khí.

Có hai dạng vi sinh thường gặp:

  • Vi sinh tự nhiên trong các ao hồ, cánh đông quá trình này xảy ra chậm, tốt cho môi trường.
  • Vi sinh nuôi cấy áp dụng cho các công trình sử lý nước thải dân sinh, công nghiệp. Vi sinh được nuối cấy phát triển và phân hủy các chất hữu cơ độc lại

Trên đây là 3 phương pháp chính áp dụng trong việc sử lý nước thải. Tùy thuộc vào nguồn nước xả thải, tiêu chuẩn ở mỗi vùng miền doanh nghiệp lựa chọn tổng hợp xen kẽ 3 phương pháp trên để đem lại hiệu quả cao nhất.

Tổng Hợp Bộ Tiêu Chuẩn Việt Nam Về Nước Thải

QCVN 62-MT:2016/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi có hiệu lực thi hành từ ngày 15/06/2016

QCVN 11-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thuỷ sản (thay thế QCVN 11:2008/BTNMT từ ngày 31/12/2015)

QCVN 01-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên (thay thế QCVN 01:2008/BTNMT từ ngày 01/06/2015)

QCVN 12-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy (thay thế QCVN 12:2008/BTNMT từ ngày 01/06/2015)

QCVN 13-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm (thay thế QCVN 13:2008/BTNMT từ ngày 01/06/2015)

QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (thay thế TCVN 5945:2005)

QCVN 29:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu

QCVN 28:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế

QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm

QCVN 10:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ

QCVN 11:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thuỷ sản

QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

QCVN 38:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh

QCVN 39:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu

TCVN 5945:2005 Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải

TCVN 6772:2000 Chất lượng nước – Nước thải sinh hoạt giới hạn ô nhiễm cho phép

TCVN 6980:2001 Chất lượng nước – Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào lưu vực nước sông dùng cho cấp nước sinh hoạt

TCVN 6981:2001 Chất lượng nước – Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào lưu vực nước hồ dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt

TCVN 6982:2001 Chất lượng nước – Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào lưu vực nước sông dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước

TCVN 6983:2001 Chất lượng nước – Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào lưu vực nước hồ dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước

TCVN 6987:2001 Chất lượng nước – Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước

Trên đây là tổng hợp đầy đủ bộ tiêu chuẩn về xử lý nước thải theo tiêu chuẩn Việt Nam. 

Link: https://moitruong.com.vn/quy-dinh-phap-luat/tieu-chuan-quy-chuan/bo-tieu-chuan-viet-nam-qcvn-ve-nuoc-thai-17304.htm

Tổng Kết

Trên đây là bài viết tổng quan về hệ thống xử lý nước thải. Đơn vị doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn, thiết kế, thi công, bảo dưỡng về hệ thống nước thải có thể liên hệ hoặc để lại comment bên dưới. Chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp sớm nhất.

Quí khách có thể qua trang chủ nhaxuongxanh.com để biết thêm những dịch vụ hữu ích của chúng tôi đối với doanh nghiệp.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *